Nhằm tối ưu hóa khả năng sinh lời của BĐS nghỉ dưỡng, nhà đầu tư cần quan tâm đến các yếu tố: độ khan hiếm, vị trí, uy tín chủ đầu tư tỷ suất lợi nhuận... |
Bước thứ tư: Quan tâm đến đơn vị quản lý, khai thác BĐS nghỉ dưỡng. Cụ thể, đơn vị này cần phải chuyên nghiệp, thương hiệu mạnh, nếu có mạng lưới kết nối toàn cầu thì rất tốt. Doanh nghiệp này sẽ giúp tối ưu hóa việc khai thác BĐS nghỉ dưỡng với công suất lớn cũng như bảo bảo dòng tiền thu về, nguồn khách trong tương lai. Ngoài ra, dự án không ngừng gia tăng giá trị và được cộng hưởng thương hiệu từ nhà quản lý.
Bước thứ năm: Khi mua căn hộ ven biển hay biệt thự biển, nhà đầu tư cần tính tới công suất khai thác phòng. Để tham chiếu, bài toán này có thể mang so sánh với thông số của khách sạn. Khách sạn 3-4 sao hiện nay công suất khai thác phòng là 60-70%, trong khi khách sạn 5 sao có công suất khai thác phòng là 55%. Nhà đầu tư có thể ước tính được công suất khai thác tùy vào phân khúc của BĐS nghỉ dưỡng là xa xỉ, cao hay trung cấp.
Bước thứ sáu: Lập ra bảng ước lượng thời gian thu hồi vốn của BĐS nghỉ dưỡng. Thông thường, một BĐS có kỳ vọng lợi nhuận tối đa 6%/năm. Tỷ suất lợi nhuận lý tưởng của BĐS nghỉ dưỡng là 10-16%/năm với thời gian thu hồi vốn từ 6-10 năm tùy theo chu kỳ. Cụ thể, BĐS nghỉ dưỡng có thể gia tăng giá trị 30% so với thời gian đầu sau chu kỳ 5 năm.
Đặc biệt cần lưu ý, việc đầu tư BĐS nghỉ dưỡng phải có sự chia sẻ lợi nhuận giữa khách hàng và chủ đầu tư trên cơ sở giá bán phù hợp thì thời gian thu hồi vốn mới rút ngắn lại và tỷ suất lợi nhuận mới cao.
Bước thứ bảy: Cần cân đối dòng tiền đầu tư BĐS nghỉ dưỡng. Các nhà đầu tư nên xác định rõ đây là cuộc đua đường dài, thu hút vốn trung và dài hạn. Nếu tính vay để đầu tư thì lãi suất không vượt quá 11%/năm với thời gian vay 10 năm mới có khả năng sinh lời. Để tránh rủi ro về dòng tiền khi đầu tư BĐS nghỉ dưỡng, cách tốt nhất là tham khảo ý kiến tư vấn từ các chuyên gia về khách sạn - du lịch, tài chính trước khi quyết định mua sản phẩm này.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét